Đầu tư vào bếp là một trong những khoản chi phí lớn nhất khi muốn mở nhà hàng, bên cạnh các khoản mặt bằng, trang trí, nhân viên, nguyên liệu,… Chắc chắn rằng những ai đang ấp ủ một nhà hàng cho riêng mình đều quan tâm đến chi phí đầu tư bếp và cách tốt nhất để đầu tư hiệu quả. Trong bài viết này, Toàn Phát sẽ chia sẻ chi tiết từ kinh nghiệm của mình.
TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ BẾP NHÀ HÀNG
Trước khi kể ra các khoản chi tiết, chúng ta cần nhìn thấy bức tranh chung. Để xác định tồng chi phí đầu tư cho một căn bếp nhà hàng là bao nhiêu, bạn cần xác định rõ quy mô nhà hàng mình muốn là khoảng nào, bao nhiêu bàn, phục vụ khoản bao nhiêu suất ăn/buổi/ngày? Mô hình nhà hàng cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu tư bếp, nhà hàng Âu với menu đa dạng, cầu kỳ sẽ cần trang bị nhiều thứ hơn, chi phí cũng từ đó mà cao hơn.
Sau khi định hình được tổng thể, bạn sẽ cơ bản định giá được căn bếp nhà hàng của mình tiêu tốn bao nhiêu chi phí. Xét theo giá thị trường hiện nay, nhìn chung, chi phí để đầu tư một căn bếp nhà hàng vào khoản:
- 300 – 400 triệu đồng đối với nhà hàng nhỏ
- 500 – 700 triệu đồng ở quy mô vừa
- Từ 1 tỷ đồng trở lên cho quy mô lớn, phục vụ cao cấp
NHỮNG HẠNG MỤC TRONG ĐẦU TƯ BẾP NHÀ HÀNG
Vậy chi phí đầu tư bếp nhà hàng gồm những khoản nào?
Tùy theo yêu cầu, mô hình mà chi phí đầu tư bếp nhà hàng ở từng doanh nghiệp sẽ khác nhau một chút, tuy nhiên cơ bản có thể chia thành 3 loại chi phí sau:
1.Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho bếp nhà hàng
Đừng nhầm tưởng và gộp chung cơ sở hạ tầng bếp với cơ sở mặt bằng nói chung. Các phần cơ sở hạ tầng thô như trần nhà, nền nhà, màu sơn tường,… đã được gộp chung trong chi phí cải tạo hạ tầng mặt bằng.
Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho bếp nhà hàng bao gồm các khoản cố định lâu dài dùng cho bếp như hệ thống thông gió, hệ thống dẫn gas xử lý trung tâm, hệ thống đường dẫn nước,… Những bộ phận này giữ vai trò vô cùng quan trọng trong vận hành bếp nhà hàng. Đối với một số nhà hàng quy mô từ vừa đến lớn còn có thể phải lắp đặt kho lưu trữ đông – lạnh để phục vụ nhu cầu bảo quản nguyên liệu.
2.Chi phí đầu tư các thiết bị bếp công nghiệp
Chi phí đầu tư thiết bị bếp công nghiệp tùy thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như:
- Quy mô kinh doanh của nhà hàng
- Nhu cầu sử dụng
- Sự đa dạng của menu phục vụ
- Chất lượng của các thiết bị bếp (hàng nội/ngoại, hàng Âu/Á có mức giá khác nhau)
- Tùy vào thời giá căn cứ vào biến động của thị trường
Chung quy, mỗi căn bếp nhà hàng cần ít nhất 200 triệu đồng tiền đầu tư cho các thiết bị bếp công nghiệp để gọi là đủ để vận hành.
3.Các chi phí khác
Bên cạnh 2 loại chi phí chính kể trên, để hoàn thiện bếp nhà hàng cần thêm nhiều chi phí phụ khác như:
- Trang trí
- Điện, nước
- Nhiên liệu, khí gas
- …
GIÁ THIẾT BỊ BẾP NHÀ HÀNG
Như đã đề cập, giá thiết bị bếp công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, Toàn Phát sẽ đưa ra mức chi phí tối thiểu của một số thiết bị bếp để các bạn tham khảo:
- Tủ lạnh công nghiệp: Bàn mát, tủ lạnh, tủ đông công nghiệp có giá từ 20 triệu đồng trở lên tùy vào công suất, số lượng ngăn chứa, diện tích,…
- Bếp Á công nghiệp: Tùy vào số lượng họng đốt và chất lượng, giá trung bình trên thị trường khoảng từ 3 triệu đồng trở lên
- Bếp Âu công nghiệp: Bếp Âu có nhiều mức giá khác nhau, loại có lò nướng và không lò nướng. Bếp có lò nướng chênh khoảng vài triệu so với loại không được tích hợp lò nướng.
- Quầy pha chế nước: Giá tối thiểu từ 12 triệu đồng trở lên
Nhấp vào đây để được tư vấn báo giá chi tiết
CÁCH TIẾT KIỆM CHI PHÍ
Có thể thấy, đầu tư bếp nhà hàng bao gồm rất nhiều chi phí. Vậy nên làm thế nào để tiết kiệm và đầu tư đạt hiệu quả tối đa chắc chắn là điều mọi chủ đầu tư đều quan tâm. Để Toàn Phát mách bạn một vài tips hữu dụng nhé:
1.Mua thiết bị bếp đúng công suất, nhu cầu sử dụng
Thiết bị bếp nhà hàng vô cùng đa dạng về công năng lẫn công suất, hãy chọn mua những thiết bị thật sự cần thiết và ở mức độ phục vụ hợp lý với quy mô nhà hàng của mình.
Nếu có thể, hãy chọn các thiết bị có tích hợp chức năng để tối ưu hóa chi phí (ví dụ bếp Âu tích hợp lò nướng).
Tip này cần sự hỗ trợ đắc lực từ đơn vị tư vấn cung cấp thiết bị bếp.
2.Mua sản phẩm chất lượng từ nhà cung cấp uy tín
- Tại sao chọn sản phẩm chất lượng lại tiết kiệm chi phí?
- Không phải sản phẩm chất lượng sẽ có mức giá cao hơn sản phẩm thông thường sao?
Đúng vậy, chất lượng luôn đi đôi với giá thành cao bởi ông bà ta thường nói “tiền nào của nấy”.
Tuy nhiên, nhìn xa hơn, bếp nhà hàng là bộ phận vận hành lâu dài, là “đầu não” của doanh nghiệp, chất lượng thiết bị bếp sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của nhà hàng. Chọn sản phẩm chất lượng từ nhà cung cấp uy tín ngay từ đầu bạn sẽ không tốn nhiều chi phí cho sửa chửa, thay mới sau này, chế độ bảo hành cũng tốt hơn. Đó chính là phần chi phí tiết kiệm rất đáng kể mà các chủ đầu tư không thể bỏ qua.
3.Lựa chọn cùng 1 đơn vị cung cấp – thiết kế – thi công
- Thứ nhất, đơn vị thiết kế kiêm cung cấp và thi công sẽ có sự thấu hiểu và đồng bộ xuyên suốt bởi tất cả kế hoạch họ tư vấn cho bạn đều được làm từ một đơn vị. Điều này tránh được sự hiểu lầm xảy ra trong trường hợp bạn thuê một bên thiết kế, một bên cung cấp thiết bị và bên khác thi công.
- Thứ hai, sử dụng trọn gói dịch vụ – sản phẩm từ một công ty lúc nào cũng giúp bạn deal được một mức giá hời, rẻ hơn rất nhiều so với thuê từng bên riêng lẻ.
- Thứ ba, bảo hành – sửa chữa sẽ dễ dàng hơn bởi chỉ một đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm. Bạn sẽ không phải đau đầu khi bếp gặp trục trặc cần hỗ trợ sau này.
Trên đây là những chia sẻ từ Toàn Phát về kinh nghiệm đầu tư bếp nhà hàng, hy vọng các bạn sẽ rút ra cho mình được một số tips để đầu tư có hiệu quả hơn.